Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những loại giấy tờ bắt buộc đương đơn phải có trong nhiều loại hồ sơ khác nhau. Chẳng hạn như công chứng viên, luật sư; nhận con nuôi; định cư nước ngoài;làm việc tại nước ngoài;…  Song có tận 2 loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, trong trường hợp nào thì cần số 1 trường hợp nào thì cần số 2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 khác nhau ở đâu? Hãy cùng visa Nhị Gia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Lý lịch tư pháp được định nghĩa tại  Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 như sau: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”  

Cụ thể, đây là loại giấy tờ được dùng để chứng minh bản thân đương đơn có bị án tích hay không.

Những đối tượng nào được quyền yêu cầu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp?

  1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. Có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp để sử dụng cho công việc mục đích của mình.
  2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Với mục đích phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 Bảng so sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2

Do có đến 2 loại phiếu lý lịch tư pháp, vì thế rất nhiều người không biết lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1? Để làm rõ hơn về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 khác nhau ở những điểm nào. Nhị Gia đã thực hiện bảng so sánh thông tin, mục đích giữa hai loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 trong bảng sau:

 Bảng so sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2

BẢNG SO SÁNH PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 VÀ 2
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Đối tượng Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho những đối tượng sau:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho:

  • Cá nhân
  • Cơ quan tiến hành tố tụng
Mục đích sử dụng Trường hợp là công dân Việt, người nước ngoài: sử dụng với mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường. Chẳng hạn như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…

Trường hợp là cơ quan nhà nước,tổ chức CT-XH: sử dụng với mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, các hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cấp cho cá nhân – sử dụng với mục đích biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng – sử dụng với mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử

Nội dung ghi trên phiếu lý lịch tư pháp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ có các nội dung sau:

1. Các thông tin cơ bản về người yêu cầu cấp.

2. Tại phần án tích sẽ chỉ ghi có án tích hoặc không có án tích. Cụ thể:

  • Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích. Thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
  • Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
  • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc. Được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. 

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ có các nội dung sau:

1. Các thông tin cơ bản về người được/yêu cầu cấp.

2. Tại phần án tích sẽ chỉ ghi có án tích hoặc không có án tích. Cụ thể:

  • Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”.
  • Đối với người đã bị kết án thì phiếu số 2 sẽ ghi nhận đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. (Đối với phiếu số 2 bắt buộc sẽ phải điền thông tin này)

Ủy quyền cho người thực hiện thủ tục Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân bắt buộc phải là người trực tiếp thực hiện thủ tục.

Thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 có điểm gì khác nhau không?

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp. (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)
  • Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

Nộp hồ sơ:

  • Đối với Công dân Việt Nam – nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú/tạm trú. Trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp – nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Đối với cá nhân có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp số 2. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)
  • Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

Nộp hồ sơ:

  • Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Sẽ gửi hồ sơ yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax,…

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng – tiết kiệm toàn quốc

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng - tiết kiệm toàn quốc

So với các loại thủ tục hồ sơ khác, thủ tục làm lý lịch tư pháp không quá phức tạp. Song nhiều trường hợp người nước ngoài hoặc kiều bào ở nước ngoài không thể thực hiện trực tiếp. Điều này cần đến việc sử dụng dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp. Để có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ. Công ty Nhị Gia cung cấp giải pháp làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng – tiết kiệm tại TPHCM và toàn quốc.

 

Đối với người nước ngoài cần làm giấy phép lao động khi muốn làm việc tại Việt Nam. Để làm được GPLĐ, phiếu lý lịch tư pháp là một trong những loại hồ sơ không thể thiếu. Ngoài hỗ trợ làm lý lịch tư pháp, Nhị Gia còn cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động trọn gói cho người nước ngoài.

Bất cứ câu hỏi nào về thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 và 2, cũng như gói dịch vụ. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 66540906 736 788. Chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ trả lời tận tình!

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Song hành với việc nối lại đường bay quốc tế thường lệ. Việt Nam đã có những nới lỏng nhất định cho người tiêm vaccine đủ liều khi nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên khi nhập cảnh người nước ngoài và Việt kiều vẫn phải tuân theo một số điều kiện và thực hiện một số thủ tục nhất định. Trong chương trình ‘Dân hỏi – Chính quyền trả lời’, có thắc mắc rằng “Việt kiều nhập cảnh về TP.HCM ăn tết dịp này thì cần thủ tục gì?”. Hãy cùng visa Nhị Gia tìm hiểu ngay về những loại thủ tục cần có khi nhập cảnh và Việt Nam trong thời điểm Tết Nguyên Đán này.

Việt kiều nhập cảnh phải thực hiện thủ tục trước và sau khi nhập cảnh HCM

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết. Chính phủ đã cho phép TP.HCM tiếp nhận các chuyến bay thường lệ về Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất. Với hành khách chuẩn bị nhập cảnh vào TP.HCM, có thể tạm chia ra làm hai giai đoạn: trước và sau khi nhập cảnh.

Trước khi nhập cảnh:

  • Xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 72 giờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại. (Nếu trẻ em dưới 2 tuổi thì không cần giấy xét nghiệm)
  • Thực hiện khai báo y tế
  • Xác nhận tiêm đầy đủ vắc xin nếu đã tiêm đầy đủ. Nếu F0 khỏi bệnh thì cần có giấy xác nhận trong vòng 6 tháng.

Sau khi nhập cảnh:

Việt kiều nhập cảnh phải thực hiện thủ tục trước và sau khi nhập cảnh HCMKhi nhập cảnh vào TP.HCM, bà con phải thực hiện theo quy trình 5 bước UBND TP đã ban hành vào cuối tháng 12.2021. Dựa trên công văn 4519/2021 của UBND TP.HCM về quy trình giám sát quản lý cách ly y tế cho người nhập cảnh.

Quy trình 5 bước sau khi người nước ngoài và Việt kiều nhập cảnh TP.HCM

Bước 1: 

Vừa đáp xuống sân bay, người nhập cảnh phải tạo mã QR cá nhân. Bằng cách cài đặt ứng dụng PC-Covid để tạo “mã QR cá nhân”. 

Trong trường hợp không sử dụng PC-Covid. Truy cập cổng thông tin an toàn COVID-19 thành phố tại địa chỉ https://antoan-covid.tphcm.gov.vn.

Bước 2: 

Người nhập cảnh sẽ thực hiện xét nghiệm nhanh tại sân bay Tân Sơn Nhất. Hành khách sử dụng “Mã QR cá nhân” để cung cấp thông tin cho đơn vị xét nghiệm.

  • Nếu test nhanh dương tính, hành khách sẽ phải làm xét nghiệm PCR khẳng định và chuyển về Bệnh viện dã chiến số 12, giải trình tự gene.
  • Nếu kết quả âm tính, khách hoàn thành các thủ tục về nơi cư trú.

Bước 3: 

Sau khi được hướng dẫn rời sân bay về nơi cư trú đã đăng ký trước. Trong quá trình di chuyển, hành khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Thì cần hạn chế tiếp xúc, đỗ dọc đường, đảm bảo các biện pháp 5K.

Bước 4:

Khi người nhập cảnh đã về nơi cư trú. Địa phương tiếp tục giám sát, theo dõi sức khỏe và việc tuân thủ các quy định phòng dịch.

Trong đó, thời gian cách ly của người nhập cảnh được chia làm 2 trường hợp. Cụ thể:

  • Người đã tiêm đủ liều, phải theo dõi sức khỏe tại nhà 3 ngày.
  • Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vắc xin cần cách ly tại nhà 7 ngày.

Chi tiết về thời gian và điều kiện, yêu cầu khi cách ly nhập cảnh Việt Nam xem tại đây.

Lưu ý: Trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau họng,… thì báo ngay Trạm y tế để xử lý theo quy định.

Bước 5: 

Nhân viên y tế địa phương tới lấy mẫu xét nghiệm PCR cho người nhập cảnh vào ngày cách ly thứ 3 hoặc thứ 7 tùy theo đối tượng như trên. 

Nếu âm tính, người nhập cảnh tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà cho đủ 14 ngày. Nếu dương tính, sẽ được đưa đi điều trị tại Bệnh viện dã chiến số 12.

Quy trình 5 bước sau khi người nước ngoài và Việt kiều nhập cảnh TP.HCM

Nhị Gia hỗ trợ người nước ngoài và Việt kiều nhập cảnh dịp Tết Nguyên Đán 2022

Thời điểm Tết Nguyên Đán là lúc nhu cầu nhập cảnh vào Việt Nam liên tục tăng cao. Để đáp ứng tối đa nhu cầu nhập cảnh cho Việt kiều và người nước ngoài kết hôn với người Việt kịp đón Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022. Nhị Gia hỗ trợ trọn gói dịch vụ nhập cảnh vào Việt Nam, gồm:

Xin công văn chấp thuận nhập cảnh Ủy ban/Y tế/Cục xuất nhập cảnh;

  • Vé máy bay quốc tế thường lệ;
  • Hỗ trợ 100% thủ tục nhập cảnh Việt Nam;
  • Tư vấn và hỗ trợ trong suốt hành trình bay.

Nhị Gia cam kết mang đến cho bạn chất lượng dịch vụ uy tín – nhanh chóng:

  • Dịch vụ trọn gói, báo giá 1 lần không phát sinh chi phí;
  • Nhị Gia thay mặt khách hàng thực hiện 100% thủ tục nhập cảnh;
  • Quy trình khép kín, bảo vệ tuyệt đối thông tin khách hàng;
  • Hoàn 100% chi phí dịch vụ nếu không hoàn thành điều khoản hợp đồng.

Thông tin liên hệ: vui lòng xem tại đây.

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính để xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài. Người nước ngoài sử dụng giấy tờ cấp ở nước ngoài tại Việt Nam. Giấy tờ đó cần phải được hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự. Tuy nhiên, có một số giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Hãy cùng visa Nhị Gia tìm hiểu ngay về những loại giấy tờ nào được miễn bạn nhé!

Miễn hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Miễn chứng nhận lãnh sự là gì?

Miễn hợp pháp hóa lãnh sự nghĩa là một loại giấy tờ, văn bản được miễn bước xác nhận lãnh sự của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước sử dụng. Giấy tờ nào chỉ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự sẽ vẫn phải chứng nhận lãnh sự theo quy định.

Miễn chứng nhận lãnh sự nghĩa là một loại giấy tờ, văn bản được miễn bước xác nhận lãnh sự của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của nước cấp. Giấy tờ nào chỉ được miễn chứng nhận lãnh sự sẽ vẫn phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.

Xem thêm: Hợp pháp hoá lãnh sự là gì và thủ tục hợp pháp hoá lãnh sự thế nào?

Các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

Các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

Theo Nghị Định số 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, tại điều 9 có quy định như sau:

  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
  • Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Danh sách 30 quốc gia có các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự

Theo danh sách được cập nhật vào tháng 10/2019 tại cổng thông tin điện tử của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Hiện có 30 quốc gia được miễn hợp pháp hóa lãnh sự/chứng nhận lãnh sự. với một số loại giấy tờ nhất định. Cụ thể:

Cộng hòa Áp-ga-ni-xtan

Được miễn HPH/CNLS các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Được cấp bởi cơ quan đại diện của nước này tại nước kia

Cộng hòa An-giê-ri Dân chủ và Nhân dân

Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định các giấy tờ, tài liệu dùng trong mục đích TTTP về hình sự. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của hai Bên

Các giấy tờ dân sự, thương mại có chữ ký và con dấu chính thức của CQ có thẩm quyền cấp. Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP và chuyển qua các CQTƯ theo Hiệp định. Và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền

Cộng hòa Ba Lan

Các loại giấy tờ lao động, dân sự, gia đình, hình sự được cơ quan có thẩm quyền lập, chứng thực. Được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên. Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ dùng cho mục đích TTTP theo Hiệp định 

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự, được cấp bởiCQĐD của nước này tại nước kia. Được miễn HPH/CNLS

Cộng hòa Bun-ga-ri

Được miễn HPH/CNLS:

  • Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự. Được cấp bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Được cấp bởi CQĐD của nước này tại nước kia

Cộng hòa Bê-la-rút

Được miễn HPH/CNLS:

Các loại giấy tờ dân sự (thương mại), gia đình, lao động, hình sự. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Được cấp bởi CQĐD của nước này tại nước kia

Vương quốc Campuchia

Được miễn HPH – Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Campuchia 

Được miễn HPH/CNLS – Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Được cấp bởi CQĐD của nước này tại nước kia

Các giấy tờ, tài liệu công dùng cho mục đích TTTP về dân sự. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên. Được miễn HPH, Chỉ áp dụng đối với giấy tờ, tài liệu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định

Cộng hòa Ca-dắc-xtan

Được miễn HPH/CNLS nếu chuyển giao qua kênh liên lạc theo quy định của Hiệp định.  – Bản án, quyết định của Tòa án, hoặc trích lục bản án, quyết định của Tòa án hoặc các tài liệu cần thiết khác có liên quan đến hộ tịch của công dân Bên ký kết. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cộng hòa Cu-ba

Được miễn HPH/CNLS

Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự, lao động do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự do Cơ quan đại diện của Cu-ba tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Cu-ba cấp được

Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên

Được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự nếu sử dụng cho mục đích tương trợ tư pháp theo Hiệp định các giấy tờ dùng cho mục đích TTTP dân sự và hình sự. Được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai bên

Trung Quốc (Đài Loan)

Các loại giấy tờ dân sự, thương mại, hôn nhân, gia đình và lao động có chữ ký và con dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền cấp. Do các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên cấp được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự nếu sử dụng cho mục đích tương trợ tư pháp theo Thỏa thuận.

Vương quốc Đan Mạch

Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi. Được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của hai Bên, được miễn HPH

Vương quốc Hà Lan

Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam do Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, đã được chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam được miễn Hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan ngoại giao Hà Lan.

Cộng hòa Hung-ga-ri

Các giấy tờ công do cơ quan của một Bên ký kết ban hành hoặc giấy tờ tư có công chứng/chứng thực như chứng nhận đăng ký, chữ ký hoặc nhận dạng. Do các cơ quan có thẩm quyền của hai Bên cấp. Chỉ miễn HPH/CNLS giấy tờ được chuyển giao qua các kênh liên lạc theo theo quy định của Hiệp định

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự, do CQĐD của nước này tại nước kia. Được miễn HPH/CNLS

Cộng hòa I-rắc

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự do Cơ quan đại diện của I-rắc tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại I-rắc cấp được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

Cộng hòa I-ta-li-a

Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi do Cơ quan có thẩm quyền của hai nước cấp được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

CHDCND Lào

Miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự:

  • Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp.
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự do Cơ quan đại diện của Lào tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Lào cấp

Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào tại khu vực biên giới cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan ngoại giao của Việt Nam.

Mông Cổ

Miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự:

  • Các loại giấy tờ dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự. Do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do Cơ quan đại diện của Mông Cổ tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Mông Cổ cấp 

Liên bang Nga

Miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự:

  • Các loại giấy tờ do cơ quan tư pháp lập hoặc chứng thực (gồm cả bản dịch, trích lục đã được chứng thực) do Cơ quan Tư pháp của hai Bên cấp
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do CQĐD của nước này tại nước kia

Nhật Bản

Theo nguyên tắc có đi có lại, các loại giấy tờ hộ tịch do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

Ni-ca-ra-goa

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự do Cơ quan đại diện của Ni-ca-ra-goa tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Ni-ca-ra-goa cấp được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

Ô-xtrây-li-a

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do Cơ quan đại diện của Úc tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Úc được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

Cộng hòa Pháp

Miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự:

  • Bản án, quyết định công nhận/thi hành án dân sự, các giấy tờ hộ tịch, giấy tờ dân sự dùng cho việc kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con. Do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp
  • Giấy tờ dùng cho việc nhận nuôi con nuôi. Do Cơ quan có thẩm quyền lập và chuyển qua các Cơ quan Trung ương

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do Cơ quan đại diện của Pháp tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp cấp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Nhưng phải được chứng nhận lãnh sự nếu Bên kia yêu cầu

Ru-ma-ni

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do Cơ quan đại diện của Ru-ma-ni tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Ru-ma-ni cấp. Được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự.

Cộng hòa Séc

Miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự:

  • Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do CQĐD của nước này tại nước kia cấp

Vương quốc Tây Ban Nha

Các giấy tờ, tài liệu về hình sự. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp. Được miễn HPH/CNLS khi chuyển giao thông qua các Cơ quan trung ương

Liên bang Thụy Sỹ

Giấy tờ dùng vào việc cho nhận nuôi con nuôi. Do cơ quan có thẩm quyền  của hai Bên  cấp. Được miễn HPH

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Các loại giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình và lao động) và hình sự. Do Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên lập hoặc xác nhận, ký và đóng dấu chính thức. Được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự nếu dùng cho mục đích tương trợ tư pháp theo Hiệp định.

Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do Cơ quan đại diện của Trung Quốc tại Việt Nam và Cơ quan đại diện của Việt Nam tại Trung Quốc cấp. Được miễn HPH/CNLS

Giấy tờ sử dụng để đăng ký khai sinh, giải quyết các việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, khai tử cho người nước ngoài cư trú ổn định tại khu vực biên giới. Do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Trung Quốc tại khu vực biên giới. Được miễn hợp pháp hóa của cơ quan ngoại giao của Việt Nam.

U-crai-na

Được miễn HPH/CNLS:

  • Các giấy tờ dân sự (thương mại, hôn nhân gia đình, lao động) và hình sự. Do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. DoCQĐD của nước này tại nước kia cấp

Cộng hòa Xlô-va-ki-a

Được miễn HPH/CNLS:

  • Các loại giấy tờ dân sự (bao gồm các việc về gia đình và lao động) và hình sự. Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên
  • Các giấy tờ thuộc thẩm quyền của viên chức lãnh sự. Do CQĐD của nước này tại nước kia cấp

Cộng hòa In-đô-nê-xi-a

Theo Điều 19 Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Indonesia. Ký ngày 07/6/2013, có hiệu lực từ ngày 22/1/2016. 

Các tài liệu, hồ sơ dùng trong mục đích tương trợ tư pháp về hình sự, trừ trường hợp đặc biệt khi Bên được yêu cầu đề nghị rằng các hồ sơ hoặc tài liệu phải được chứng thực. Do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của hai Bên cấp. Được miễn hợp pháp hóa/chứng nhận lãnh sự nếu được chuyển giao theo Hiệp định.

Trên đây là danh sách các giấy tờ được miễn hợp pháp hóa lãnh sự của 30 quốc gia. Nếu giấy tờ, văn bản của quý khách không thuộc trường hợp trên,  cần phải chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự để sử dụng. Vui lòng gọi ngay cho Nhị Gia qua hotline 1900 6654 0906 736 788 hoặc info@nhigia.vn để được hỗ trợ.

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Thị thực hay visa là một trong những giấy tờ cần thiết bạn phải có khi nhập cảnh vào một quốc gia nào đó. Việt Nam cũng yêu cầu công dân nước ngoài phải có hộ chiếu và visa khi nhập cảnh vào Việt nam. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số trường hợp người nước ngoài được phép miễn thị thực khi nhập cảnh Việt Nam. Hãy cùng visa Nhị Gia tìm hiểu ngay về các trường hợp đặc biệt này nhé!

Miễn thị thực là gì?

Theo luật xuất nhập cảnh của Việt Nam, người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực. Một số quốc gia có ký thỏa hiệp giữa quốc gia đó với quốc gia của đương sự. Cho phép người dân quốc gia đương sự được phép nhập cảnh vào quốc gia đó mà không cần xin thị thực.

Song để tạo một số điều kiện thuận lợi đối với một số trường hợp nhập cảnh. Việt Nam sẽ áp dụng chính sách nhập cảnh ưu tiên không phân biệt mục đích xuất nhập cảnh.

Miễn thị thực hay miễn visa có tên tiếng anh visa exemption, visa free. Có thể hiểu là việc một quốc gia cho phép một công dân của quốc gia khác nhập cảnh. Và lưu trú trong khoảng thời gian nhất định mà không cần phải xin cấp thị thực. Cũng như không cần phải chi trả các lệ phí, làm các thủ tục liên quan đến việc xuất nhập cảnh.

Miễn thị thực là gì?

Những trường hợp nào được miễn thị thực Việt Nam?

Theo quy định tại Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (sửa đổi năm 2019).

  • Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định của Luật này;
  • Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
  • Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội. Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Do chính cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ;
  • Trường hợp quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước.

Giấy miễn thị thực có thời hạn và hình thức như thế nào?

Ngoài các trường hợp công dân các nước thuộc chính sách miễn thị thực nhập cảnh. Đối với một số trường hợp đặc biệt thuộc diện đã được liệt kê như trên. Công dân nước ngoài phải làm hồ sơ xin cấp giấy miễn thị thực. Để được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam.

Giấy miễn thị thực có thời hạn và hình thức như thế nào?

Hiện, giấy miễn thị thực được chia làm 2 loại sau:

  • Loại dán – Giấy miễn thị thực được dán trực tiếp vào hộ chiếu nước ngoài của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Và người nước ngoài dùng để nhập cảnh Việt Nam.
  • Loại sổ – Giấy miễn thị thực dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có giấy thường trú do nước ngoài cấp. Và người sử dụng hộ chiếu của những nước, vùng lãnh thổ,… Mà Việt Nam không có quan hệ ngoại giao.

Những lợi ích nếu có được giấy miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Theo luật xuất, nhập cảnh Việt Nam, giấy miễn thị thực  có thời hạn tối đa không quá 5 năm. Song yêu cầu phải ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu. Hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 06 tháng.

Khi có được giấy miễn thị thực. Bạn có thể thể xuất nhập cảnh Việt Nam liên tục như người công dân Việt. Đồng thời được tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh, thăm thân tại Việt Nam mà không cần xin visa lên đến 5 năm. Cụ thể:

  • Không phải đăng ký xin cấp visa mỗi lần xuất, nhập cảnh
  • Thời gian lưu trú tối đa 06 tháng (180 ngày). Khi qua thời gian 180 ngày nếu bạn muốn ở thêm cần phải xin gia hạn thị thực.
  • Không mất thời gian làm thủ tục nhiều lần
  • Tiết kiệm phần chi phí khi xin gia hạn visa

Những lợi ích nếu có được giấy miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Nhị Gia hỗ trợ dịch vụ làm giấy miễn thị thực 5 năm

Việc chuẩn bị giấy tờ là một trong những bước khó khăn khi tự thực hiện xin cấp miễn visa 5 năm. Ngoài ra thời gian chuẩn bị, đi nộp hồ sơ cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vì phải đi lại nhiều lần. Thay vì phải tự thực hiện.  Bạn có thể liên hệ đến công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhị Gia chuyên về làm giấy miễn thị thực cho người nước ngoài để được hỗ trợ. 

Nhị Gia tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu. Chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý dành cho người nước ngoài. Chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như thị thực Việt Nam, gia hạn thị thực, thẻ tạm trú, giấy phép lao động,…

  • Hỗ trợ giải đáp thắc mắc miễn phí trong quá trình tiếp nhận, xử lý và trả kết quả hồ sơ;
  • Không phát sinh thêm các chi phí khác;
  • Thủ tục, hồ sơ được thực hiện tối giản, nhanh chóng nhất;
  • Bảo mật thông tin của khách hàng trong suốt quá trình xử lý hồ sơ.

Liên hệ với Nhị Gia qua hotline 1900 6654 0906 736 788 đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ trực tiếp hỗ trợ bạn.

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Theo thông tin mới nhất được cập nhật từ Bộ Y tế, chính thức giảm thời gian cách ly còn 3 ngày cho người tiêm đủ 2 mũi vaccine. Đồng thời, Việt Nam bước vào kế hoạch mở lại 9 đường bay quốc tế thường lệ bắt đầu từ tháng 1 năm 2022. Hãy cùng visa Nhị Gia theo dõi bài viết dưới đây. Để cập nhật những điều kiện cụ thể khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Ngày 6/12/2021 vừa qua, Bộ Y tế vừa ban hành văn bản số 10688/BYT-MT gửi Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc phòng chống dịch COVID-19 đối với người nhập cảnh.

Cùng thời điểm đó, các hãng hàng không Việt được được phép mở lại đường bay quốc tế thường lệ theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn đầu tiên sẽ kết nối với 9 thị trường. Và giai đoạn 2 nâng lên thành 15 thị trường.

Rút ngắn thời gian cách ly tại nhà còn 3 ngày đối với người nhập cảnh

Trong văn bản của Bộ Y tế về vấn đề giảm thời gian cách ly cho người nhập cảnh, chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2022. Khi nhập cảnh cần phải đạt được những yêu cầu sau:

1. Các yêu cầu chung đối với người nhập cảnh

Các yêu cầu chung đối với người nhập cảnh

Người nhập cảnh (trừ trường hợp trẻ em dưới 2 tuổi) phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam. Và chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm.

Cần phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh. Khi nhập cảnh vào cửa khẩu Việt Nam cần phải cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) để khai báo y tế, theo dõi sức khỏe theo quy định của Việt Nam. (Đối với khách nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì khuyến khích sử dụng)

Trường hợp người nhập cảnh là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân (gồm vợ/chồng, con) chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19. Sẽ được tiêm chủng vắc xin COVID-19 (tiêm miễn phí) trong thời gian thực hiện cách ly (nếu đủ điều kiện).

Người nhập cảnh sẽ phải chi trả chi phí xét nghiệm, chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và các chi phí liên quan khác (nếu có) theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP.

2. Cách ly y tế 3 ngày đối với người tiêm đủ liều hoặc khỏi COVID-19

Cách ly y tế 3 ngày đối với người tiêm đủ liều hoặc khỏi COVID-19

Người nhập cảnh đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thực hiện các ly y tế 3 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh. Người nhập cảnh tự theo dõi sự khỏe tại nơi lưu trú (gồm nhà ở, khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, trụ sở của cơ quan đại diện, ký túc xá, nhà khách của cơ sở sản xuất, kinh doanh, …).

Vào ngày cuối cùng cách ly, thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

3. Cách ly y tế 7 ngày đối với người tiêm chưa đủ liều

Đối với trường hợp người nhập cảnh chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin COVID-19. Phải thực hiện cách ly tại nơi lưu trú trong 07 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 kể từ ngày nhập cảnh. Sẽ phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khoẻ đến hết 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh; Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính thì xử lý theo quy định.

Đối với người nhập cảnh dưới 18 tuổi, người từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (nhưng không phải theo dõi, điều trị tại cơ sở y tế). Được cách ly cùng cha/mẹ/người chăm sóc (gọi chung là người chăm sóc). Người chăm sóc cũng phải thực hiện nghiêm các yêu cầu về xét nghiệm và các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 như người nhập cảnh.

Bắt đầu khởi động 9 đường bay quốc tế thường lệ kể từ tháng 1/2022

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải. Việt Nam sẽ mở lại đường bay quốc tế thường lệ theo hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn một kết nối với 9 thị trường và giai đoạn hai nâng lên 15 thị trường.

Dự kiến giai đoạn 1 bắt đầu từ 1/1/2022 – 15/1/2022 sẽ mở 9 đường bay quốc tế. Với điểm đến là những thị trường truyền thống của các hãng hàng không Việt Nam, cụ thể:

  • Việt Nam – Bắc Kinh/Quảng Châu (Trung Quốc),
  • Việt Nam – Tokyo (Nhật Bản), 
  • Việt Nam – Seoul (Hàn Quốc), 
  • Việt Nam – Đài Bắc (Đài Loan – Trung Quốc), 
  • Việt Nam – Bangkok (Thái Lan), 
  • Việt Nam – Singapore, 
  • Việt Nam – Vientiane (Lào), 
  • Việt Nam – Phnom Penh (Campuchia), 
  • Việt Nam – San Francisco/Los Angeles (Hoa Kỳ).

Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu từ 15/1/2022 trở về sau. Ngành hàng không đề xuất ngoài 9 đường bay trên, sẽ mở thêm 6 đường bay đến các thị trường gồm:

  • Việt Nam – Kuala Lumpur (Malaysia),
  • Việt Nam – HongKong (Trung Quốc), 
  • Việt Nam – Paris (Pháp), 
  • Việt Nam – Frankfurt (Đức), 
  • Việt Nam – Sydney (Australia), 
  • Việt Nam –  Moscow (Liên bang Nga).

** Không phân biệt quốc tịch hành khách khi tham gia chuyến bay quốc tế

Ngoài việc tạo điều kiện cho kiều bào tại nước ngoài có thể về nước dễ dàng. Các chuyến bay thường lệ quốc tế còn đón khách quốc tế vào Việt Nam với mục đích du lịch, kinh doanh, làm việc. 

Do được mở bán công khai cho tất cả các đối tượng khách. Đồng thời để đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Y tế sẽ đưa ra các điều kiện, tiêu chí về y tế và dịch tễ, không phân biệt hành khách theo quốc tịch. Nội dung này sẽ được đàm phán thống nhất với các nước, vùng lãnh thổ. Để thực hiện kế hoạch khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.

Khách quốc tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam phải mua bảo hiểm y tế. Để đảm bảo chi phí chữa bệnh trong trường hợp khách mắc COVID-19 tại Việt Nam.

Hướng tới mục tiêu trở về trạng thái bình thường, khôi phục nền kinh tế như trước thời điểm dịch. Để nhập cảnh một cách đơn giản, tiết kiệm chi phí, thời gian nhất. Công ty Nhị gia cung cấp dịch vụ làm công văn nhập cảnh, vé máy bay nội địa – quốc tế, visa Việt Nam, visa nước ngoài,… Liên hệ ngay qua tổng đài 1900 66540906 736 788 hoặc info@nhigia.vn, đội ngũ chuyên viên Nhị Gia sẽ hỗ trợ Quý khách tư vấn tận tình và đăng ký nhanh chóng.

Nguồn: tổng hợp

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Cho đến ngày 8/12, Việt Nam đã tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin của 79 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các quốc gia thuộc danh sách dưới đây khi nhập cảnh vào Việt nam sẽ được giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhị Gia đã tổng hợp danh sách các quốc gia,vùng lãnh thổ được công nhận hộ chiếu vắc xin trong bài viết dưới đây,cùng theo dõi nhé!

Theo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Nhu cầu của người Việt Nam về nước đang gia tăng nhanh do Tết Nguyên đán tới gần, Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người lao động, người đi công tác, du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đã hết hạn thị thực và mong muốn được về nước. Việc công nhận hộ chiếu vắc xin sẽ giúp việc nhập cảnh vào Việt Nam trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.

Danh sách 78 quốc gia và vùng lãnh thổ được Việt Nam công nhận hộ chiếu vắc xin

Danh sách 78 quốc gia và vùng lãnh thổ được Việt Nam công nhận hộ chiếu vắc xin

STT Tên nước/vùng lãnh thổ Tên/Loại giấy tờ
1 Cộng hòa Ba Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
2 Các tiểu vương quốc Arab thống nhất Thẻ chứng nhận tiêm chủng
3 Hàn Quốc Giấy chứng nhận tiêm chủng

Chứng nhận tiêm chủng điện tử (qua ứng dụng COOV)

4 Cộng hòa Kazakhstan Giấy chứng nhận tiêm chủng

Hộ chiếu tiêm chủng điện tử

5 Mông Cổ Chứng chỉ du lịch quốc tế
6 Vương quốc Oman Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng
7 Vương quốc Thái Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng
8 Romania Chứng nhận tiêm chủng quốc gia

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (EU)

9 Nhật Bản Giấy chứng nhận tiêm chủng
10 New Zealand Giấy chứng nhận tiêm chủng (xác nhận qua thư điện tử)
11 CHLB Brazil Giấy chứng nhận quốc gia tiêm chủng vắc xin COVID-19
12 Sri Lanka Giấy chứng nhận tiêm chủng
13 Cộng hòa Czech Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc gia

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

14 Vương quốc Morocco Giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
15 Vương quốc Saudi Arabia Hồ sơ y tế tiêm chủng COVID-19
16 Cộng hòa Armenia Giấy chứng nhận tiêm chủng
17 CHLB Đức Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Sổ tiêm chủng quốc tế

18 CHLB Nga Giấy chứng nhận tiêm chủng
19 Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland Giấy xác nhận tiêm chủng của các vùng (Anh, Wales, Scotland và Bắc Ireland)
20 Cộng hòa Áo Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

21 Cộng hòa San Marino Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc gia

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

22 CHDCND Lào Giấy chứng nhận tiêm chủng
23 Cộng hòa Singapore Giấy chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
24 Vương quốc Bỉ Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
25 Vương quốc Tây Ban Nha Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
26 Vương quốc Đan Mạch Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

27 Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Thẻ chứng nhận tiêm chủng
28 Italy Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
29 Cộng hòa Bulgaria Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

30 Cộng hòa Slovakia Giấy chứng nhận tiêm chủng (quốc gia)

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

31 Na Uy Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

32 Thụy Điển Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
33 Israel Giấy chứng nhận tiêm chủng
34 Pháp Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
35 Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19

Định danh tiêm chủng điện tử

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

36 Cộng hòa Azerbaijan Thẻ chứng nhận tiêm chủng

Chứng nhận khỏi bệnh COVID-19

37 Cộng hòa Ấn Độ Giấy chứng nhận tiêm chủng
38 Liên bang Thụy Sĩ Chứng nhận COVID-19 (chứng nhận tiêm chủng, chứng nhận đã khỏi bệnh)
39 CHND Trung Hoa Giấy chứng nhận tiêm chủng
40 Cộng hòa Hồi giáo Pakistan Giấy chứng nhận tiêm chủng
41 Ireland Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19

Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

42 Cộng hòa Hy Lạp Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
43 Nhà nước Kuwait Giấy chứng nhận tiêm chủng SARS-CoV-2
44 Cộng hòa Colombia Giấy chứng nhận tiêm chủng
45 Vương quốc Hà Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
46 Australia Giấy chứng nhận miễn dịch

Chứng nhận tiêm chủng quốc gia

47 Cộng hòa Phần Lan Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
48 Đài Loan (Trung Quốc) Thẻ ghi nhớ tiêm chủng vắc xin COVID-19

Giấy chẩn đoán

Sổ tiêm chủng quốc tế (Sách vàng)

49 Hungary Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 (EU)

50 Cộng hoà Belarus Giấy chứng nhận tiêm chủng
51 Vương quốc Campuchia Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19 (Bộ Y tế ban hành)

Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19 (Bộ Quốc phòng ban hành)

52 CHDCND Algeria Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19
53 Canada (đề nghị rút khỏi danh sách) Giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19
53 Cộng hòa Indonesia Chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19
54 CHDC Liên bang Nepal Chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19
55 Liên bang Mexico Giấy chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19
56 Bolivia Giấy chứng nhận tiêm chủng
57 Cộng hòa Croatia Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng chỉ chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

58 Cộng hòa Ireland Giấy chứng nhận tiêm chủng
59 Cộng hòa Bồ Đào Nha Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
60 Turkmenistan Chứng nhận tiêm chủng
61 Nhà nước Palestine Giấy chứng nhận tiêm chủng
62 Nhà nước Qatar Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
63 Nhà nước Libya Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
64 Cộng hòa Arab Ai Cập Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
65 Cộng hòa Dân chủ Timor Leste Giấy chứng nhận tiêm chủng COVID-19
66 Ukraine Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)

Chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 kỹ thuật số (EU)

67 Cộng hòa Philippines Giấy chứng nhận tiêm chủng
68 Malaysia Chứng chỉ tiêm chủng điện tử
69 Công quốc Luxembourg Chứng chỉ chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số (EU)
70 Cộng hòa Argentina Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số
71 Vương quốc Hashemite Jordani Chứng nhận tiêm chủng
72 Brunei Darussalam Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số

Giấy chứng nhận tiêm chủng

73 Canada Chứng nhận tiêm chủng kỹ thuật số

Giấy chứng nhận tiêm chủng

74 Zimbabwe Giấy chứng nhận tiêm chủng
75 Iran Thẻ chứng nhận tiêm chủng COVID-19
76 Iraq Giấy chứng nhận tiêm chủng
77 Maldives Giấy chứng nhận tiêm chủng
78 Nam Phi Giấy chứng nhận tiêm chủng

Bạn đang xem: Việt Nam công nhận hộ chiếu vắc xin của 78 quốc gia, vùng lãnh thổ

Cập nhật: công nhận thêm hộ chiếu vắc xin của Uzbekistan

Ngày 20/01/2022, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, bà Hằng cho biết. Việt Nam đang tạm thời công nhận mẫu Giấy chứng nhận tiêm vaccine của 79 quốc gia khác nhau. Quốc gia thứ 79 là Uzbekistan với giấy chứng nhận tiêm chủng có chứa mã QR code.

Dịch vụ nhập cảnh và đăng ký cách ly tại khách sạn trọn gói cho người có hộ chiếu vắc xin tại Nhị Gia

Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, việc thực hiện cách ly cho người nhập cảnh gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện thủ tục hồ sơ nhập cảnh. Để hỗ trợ cho chuyên gia nước ngoài và người Việt Nam hồi hương một cách dễ dàng hơn. Nhị Gia hỗ trợ gói dịch vụ nhập cảnh trọn gói vào Việt Nam. Cụ thể:

Dịch vụ nhập cảnh và đăng ký cách ly tại khách sạn trọn gói cho người có hộ chiếu vắc xin tại Nhị Gia

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực và xử lý hàng ngàn trường hợp hồ sơ nhập cảnh khác nhau, chúng tôi tự tin mang đến dịch vụ trải nghiệm hoàn hảo nhất cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhanh chóng liên hệ với Nhị Gia – Visa Châu Á qua hotline 1900 66540906 736 788 để được các chuyên viên tư vấn miễn phí 24/7.

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) vừa có cập nhật mới về danh sách khách sạn cách ly tập trung có thu phí tại TP Hồ Chí Minh. Theo thông tin trên danh sách cso 80 các khách sạn khác nhau trên địa bàn  thành phố thuộc khách sạn tiêu chuẩn để có thể thực hiện làm nơi cách ly cho người nhập cảnh, người tiếp xúc gần và người nhiễm Covid-19. Cùng theo dõi thông tin: tên khách sạn, địa chỉ và thông tin liên hệ được Nhị Gia – visa cập nhật dưới đây:

Danh sách khách sạn cách ly tập trung có thu phí tại TP HCM

Nhị Gia đã tổng hợp được danh sách khách sạn cách ly tập trung mới nhất ở phía dưới đây. Để biết thêm thông tin chi tiết về các phòng khách sạn. Hoặc có mong muốn tìm kiếm khách sạn phù hợp với nhu cầu. Bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 6654 0906 736 788 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Danh sách khách sạn cách ly tập trung có thu phí tại TP HCM.

STT TÊN KHÁCH SẠN ĐỊA CHỈ QUẬN/HUYỆN
1 A&EM Corner 39-41 Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành Quận 1
2 A&EM Signature 52 Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành Quận 1
3 A&EM Art Hotel 280 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành Quận 1
4 A&EM Số 44 Phan Bội Châu, P. Bến Thành Quận 1
5 Alagon City 54-56-58 Phạm Hồng Thái, P. Bến Thành Quận 1
6 Bay 7 Ngô Văn Năm, P. Bến Nghé Quận 1
7 Bông Sen 2 61-63 Hai Bà Trưng, P. Bến Nghé Quận 1
8 Cititel Parkview Số 55 CMT8, P. Bến Thành Quận 1
9 Đại Nam 79 Trần Hưng Đạo, P. Cầu Ông Lãnh Quận 1
10 Hoàng Hải Long 62-64 Phạm Hồng Thái, P. Bến Thành Quận 1
11 Hương Sen 66-70 Đồng Khởi, P. Bến Nghé Quận 1
12 Hương Sen 3 4-6-8 Mạc Thị Bưởi, P. Bến Nghé Quận 1
13 Kim Cương Xanh 48 Thủ Khoa Huân, P. Bến Thành  Quận 1
14 Kim Cương Xanh 11 Thái Văn Lung, P. Bến Nghé Quận 1
15 Kim cương xanh Luxury 6B Thi Sách, P. Bến Nghé Quận 1
16 Liberty Central SG Riverside 17 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé Quận 1
17 Liberty Saigon Parkview 265 Phạm Ngũ Lão, P. Phạm Ngũ Lão Quận 1
18 Liberty Central SG Centre 179 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành Quận 1
19 Norfolk Số 117-119 Lê Thánh Tôn, P. Bến Nghé Quận 1
20 20 Northern Charm 12 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé Quận 1
21 Saigon HaNoi Central 19 Trương Định, phường Bến Thành Quận 1
22 Silverland Central 14-16 Lê Lai, P. Bến Thành Quận 1
23 Grand Silverland 125-133 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành Quận 1
24 Silverland Sil 20-22-24 Thái Văn Lung, P. Bến Nghé Quận 1
25 Sky Gem 26-28 Đông Du, P. Bến Nghé Quận 1
26 sunflower Adora Art Hotel 189-191 Lý Tự Trọng, P. Bến Thành Quận 1
27 Palago 287-289 Phạm Ngũ Lão, P. Phạm Ngũ Lão Quận 1
28 Paragon Saigon 22-24 Thi Sách, P. Bến Nghé Quận 1
29 Phương Bắc (Northern Saigon) 11A Thi Sách, P. Bến Nghé Quận 1
30 Queen Central 38-40 Nguyễn An Ninh, P. Bến Thành Quận 1
31 Riverside Số 18-19-20 Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé Quận 1
32 Roseland 8A/6D2 Thái Văn Lung, P. Bến Nghé Quận 1
33 The Myst 4-8 Hồ Huấn Nghiệp, P. Bến Nghé Quận 1
34 Viễn Đông 275A Phạm Ngũ Lão, P. Phạm Ngũ Lão Quận 1
35 Win Hotel Saigon 28-30-32 Lê Lai, P. Bến Thành Quận 1
36 Central Park 223 Hai Bà Trưng, phường 6 Quận 3
37 Lê Duy 82-84 CMT8, P. Võ Thị Sáu Quận 1
38 Novotel Saigon Centre 167 Hai Bà Trưng, phường 6 Quận 1
39 Sonnet 14 Trương Định, phường 6 Quận 1
40 White Lion 15 Cao Thắng, phường 2 Quận 3
41 Bát Đạt 238-244 Trần Hưng Đạo, Phường 11 Quận 5
42 Đồng Khánh 02 Trần Hưng Đạo B, phường 7 Quận 5
43 Thiên Hồng 52-56 Tản Đà, phường 10 Quận 5
44 IBIS Saigon South 73 Hoàng Văn Thái, phường Tân Phú Quận 7
45 Imperial Saigon R4-79-80-81-82 Nội khu Hưng Phước 1, P. Tân Phong Quận 7
46 Happy Life 542-544 Huỳnh Tấn Phát, P. Bình Thuận Quận 7
47 Nakwon R4-56,57 Nội khu Hưng Phước 4, phường Tân Phong Quận 7
48 The Star 11A-15-17 Nội khu Hưng Phước 2, P. Tân Phong Quận 7
49 New Milano 96-98 Cao Triều Phát, P. Tân Phong Quận 7
50 New Milano CN1 R4-67, 68, 69 Hưng Phước 4, phường Tân Phong Quận 7
51 Phú Thành R4-67-68 Hưng Phước 3, P. Tân Phong Quận 7
52 Sabina Số 36-38 đường Cao Triều Phát, P. Tân Phong, Quận 7
53 Saigon Central 94 Đường số 9, P. Tân Phú Quận 7
54 Shi Việt Nam 101-103 Phạm Thái Bường, P. Tân Phong Quận 7
55 Sunshine Boutique 16-18-20 Cao Triều Phát, P. Tân Phong Quận 7
56 Sunshine Garden 446-448 Tân Phú, P. Tân Phú Quận 7
57 Sunshine Luxury 75-77 Phan Khiêm Ích, P. Tân Phong Quận 7
58 Thảo Trang CN1 07-09 Cao Triều Phát, P. Tân Phong Quận 7
59 Thảo Trang 60-62 Cao Triều Phát, P. Tân Phong Quận 7
60 Palago 625/8 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26 Bình Thạnh
61 Vinpearl Luxury Landmark 81 320A Điện Biên Phủ, phường 22 Bình Thạnh
62 CS Đoàn tiếp viên phía Nam 115 Hồng Hà, phường 2 Tân Bình
63 CS Đoàn bay phía Nam 1 Hồng Hà, phường 2 Tân Bình
64 Đệ Nhất số 18 Hoàng Việt, phường 4 Tân Bình
65 Đông Đô 329-331 Nguyễn Thái Bình, phường 12 Tân Bình
66 Đức Minh 23/2 Hoàng Việt, Phường 4 Tân Bình
67 Golden View 25/21 Cửu Long, phường 2 Tân Bình
68 Hưng Hương 321 Nguyễn Thái Bình, phường 12 Tân Bình
69 Hoa Đệ Nhất 4/1/11 Hoàng Việt, phường 4 Tân Bình
70 Holiday Inn Số 18E Cộng Hòa, Phường 4 Tân Bình
71 IBIS Saigon Airport Số 02 Hồng Hà, phường 2 Tân Bình
72 ParkRoyal SaiGon 309B – 311 Nguyễn Văn Trỗi, phường 1 Tân Bình
73 Thành Long 122 Bạch Đằng, phường 2 Tân Bình
74 TTC Airport 315 Hoàng Văn Thụ, phường 2 Tân Bình
75 Vivian 94-96 Thăng Long, Phường 4 Tân Bình
76 177 01 Nguyễn Công Trứ, P. Bình Thọ Thủ Đức
77 Ngôi sao 39 39 Nguyễn Văn Bá, P. Bình Thọ Thủ Đức
78 Mangrove 146 Thạnh Thới, xã Long Hoà Cần Giờ
79 Tân Thái Dương Số 2 Đường số 1, xã Long Hoà Cần Giờ
80 Thành Vinh 1/9 Đinh Chương Dương, KP1, TT.Củ Chi Củ Chi

Nguồn: HCDC                                                                                             Cập nhật: 30/11/2021

Dịch vụ nhập cảnh trọn gói trong giai đoạn dịch tại Nhị Gia

Dịch vụ nhập cảnh trọn gói trong giai đoạn dịch bệnh tại Nhị Gia

Dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp song số lượng người nước ngoài muốn nhập cảnh và người Việt hồi hương vẫn liên tục tăng cao. Để giúp công dân trong và ngoài nước có thể dễ dàng nhập cảnh hơn trong thời điểm này. Nhị Gia cung cấp các dịch vụ nhập cảnh trọn gói nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Trọn gói các dịch vụ tại Nhị Gia bao gồm:

Liên hệ ngay với Nhị Gia qua tổng đài 84 1900 6654 hoặc 84 0906 736 788 (Zalo, Viber) để được chuyên viên tư vấn chi tiết về Gói dịch vụ phù hợp và hỗ trợ nhanh chóng!

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Với nhu cầu nhập cảnh Úc ngày càng tăng cao như hiện nay. Đặc biệt là các du học sinh, người lao động muốn tiếp cận một đất nước có nền kinh tế phát triển như Úc. Visa – thị thực Úc là điều không thể thiếu để chúng ta có thể đặt chân đến đất nước Kangaroo này. Việc tìm được loại visa phù hợp với mục đích nhập cảnh của mình là điều vô cùng cần thiết. Song, chính sách di trú của Úc rất phức tạp với đa dạng các loại visa dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Điều này khiến cho người khi mới tiếp xúc với visa Úc có thể bị bối rối. Vì thế, Nhị Gia đã tổng hợp một bài về các loại visa Úc phổ biến chi tiết nhất. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Việc tìm hiểu các loại visa trước khi nhập cảnh một quốc gia nào đó sẽ giúp bạn tránh được những phiền phức khi nhập cảnh sau này. Nếu nhập cảnh mà không đúng mục đích có thể khiến hồ sơ của bạn bị đánh dấu. Khi xin cấp visa tái nhập cảnh sẽ khó khăn hơn thậm chí là bị cấm nhập cảnh.

Tổng hợp danh sách các loại visa Úc phổ biến năm 2021 - 2022

Tổng hợp danh sách các loại visa Úc phổ biến năm 2021 – 2022

1. Các loại visa Úc dành cho mục đích học tập và thực tập

1.1 Visa du học Úc  (visa 500 Úc)

Đây là loại visa được cấp cho những người muốn sang Úc với mục đích du học. Để xin loại visa du học Úc này, đương đơn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Đăng ký và có giấy báo nhập học tại một trường của Úc
  • Cung cấp được kế hoạch tài chính chi tiết trong suốt quãng thời gian du học tại Úc
  • Điểm Anh văn đầu vào
  • Yêu cầu về học lực đầu vào
  • Yêu cầu về sức khỏe cá nhân
  • Có bảo hiểm sức khỏe cho du học sinh

Visa du học Úc (visa 500 Úc)

Visa du học Úc 500 có thời hạn phụ thuộc vào thời gian của khóa học và được cộng thêm 1 tháng nếu khóa học dưới 10 tháng. Được cộng thêm 2 tháng nếu khóa học trên 1 tháng và kéo dài từ tháng 1 đến tháng 10 hàng năm. Hoặc  kết thúc vào ngày 15/03 của năm tiếp theo. Nếu khóa học trên 10 tháng và thời điểm kết thúc vào cuối năm học của Úc.

1.2 Visa giám hộ học sinh Úc (visa 590 Úc)

Đây là loại visa dành cho cha/mẹ có con dưới 18 tuổi đi du học Úc. Người giám hộ có thể là:

  • Cha hoặc mẹ ruột
  • Cô, dì, chú, bác ruột hoặc anh, chị ruột của cháu (trên 21 tuổi)
  • Người thân, bạn bè trên nước Úc (trên 25 tuổi) có giấy xác nhận Working With Children Certificate (WWC)
  • Người giám hộ được nhà trường sắp xếp và chịu trách nhiệm cho việc giám hộ này

Visa này hết hạn khi visa du học của học sinh hết hạn. Hoặc khi học sinh đủ 18 tuổi.

2. Các loại visa Úc diện làm việc và lao động tay nghề

Đây là dòng visa cực kỳ phổ biến khi nhập cảnh Úc bao gồm các diện sau:

Các loại visa Úc diện làm việc và lao động tay nghề

2.1 Visa tạm thời sau khi tốt nghiệp (visa 485 Úc – Graduate Temporary Visa)

Đây là loại visa được cấp cho các sinh viên quốc tế đã hoàn thành 1 khóa học ít nhất 2 năm của một trường tại Úc. Những người đang có nhu cầu ở lại Úc để tìm kiếm cơ hội nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. VIsa 485 cho phép người nước ngoài được xuất nhập cảnh Úc không giới hạn trong suốt thời hạn visa.

Visa này có 02 loại, kèm theo các điều kiện khác nhau.

  • Graduate Work Stream – có thời hạn 18 tháng từ ngày cấp. Dành cho sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp các ngành nghề thuộc Danh sách định cư trung và dài hạn.
  • Post-Study Work Stream – Có thời hạn từ 2 đến 4 năm kể từ ngày cấp. Dành cho sinh viên quốc tế đã tốt nghiệp từ 1 trường đủ điều kiện tại Úc, bất kể ngành nghề mà học sinh theo họ.

2.2 Visa 489 Úc – Diện tay nghề vùng chỉ định

Là visa tạm trú 4 năm đòi hỏi bạn sống và làm việc tại vùng chỉ định một thời gian trước khi trở thành thường trú nhân.

Để có visa này bạn cần được bảo lãnh bởi người thân ở Úc hoặc được bảo lãnh bởi một bang của Úc.

2.3 Visa 189 Úc – Định cư tay nghề độc lập

Là loại visa cấp cho những người lao động độ tuổi từ 18 đến 44. Có điểm đánh giá của visa tay nghề, vượt qua thẩm định chuyên môn quy định. Người sở hữu visa này sẽ được:

  • Không cần xin bảo lãnh của người thân hoặc tiểu bang
  • Không bị giới hạn phải sống, làm việc, học tập tại bất kỳ tiểu bang nào

2.4 Visa 190 Úc – Diện Tay Nghề Bảo Lãnh Bang

Visa 190 Úc đòi hỏi có bảo lãnh bởi chính phủ tiểu bang. Visa 190 chỉ dành cho các ngành nghề được ưu tiên thu hút trong danh sách thiếu hụt tay nghề trung và dài hạn của Úc.

2.5 Visa 457 Úc – Visa được Công ty tại Úc bảo lãnh

Là loại visa thông dụng các công ty hay doanh nghiệp Úc sử dụng để tuyển dụng và bảo lãnh nhân viên người nước ngoài đến làm việc và định cư ở Úc.

Với visa này, con của đương đơn cùng sang Úc sẽ được học hành miễn phí lớp đến lớp 12. Đồng thời có quyền đính kèm người thân trong bộ hồ sơ xin visa 457 Úc.

3. Các loại visa Úc diện tạm trú (diện visa 600)

Visa Úc 600 là loại visa dành cho người sang úc với mục đích du lịch, thăm thân và công tác ngắn hạn.

  • Visa du lịch Úc 600 (Visitor Stream): Dành cho người nước ngoài đến Úc để du lịch, nghỉ dưỡng trong thời gian ngắn. Visa này không yêu thư mời hay bảo lãnh từ bất cứ người khác. 
  • Visa 600 diện thăm thân (Sponsored Family Stream): Dành cho những người nước ngoài có người thân, bạn bè là công dân hoặc thường trú nhân tại Úc. Những người này đồng ý bảo lãnh bạn sang Úc mới có thể được cấp visa.
  • Visa 600 diện công tác(Business Visitor Stream): Dành cho đối tượng đến Úc với mục đích hoạt động thương mại.

Xem thêm: Xin visa Úc diện du lịch & tổng hợp những câu hỏi thường gặp nhất

4. Visa Úc diện Lao động kết hợp Kỳ nghỉ (Visa 462 Úc)

Đây là một loại thị thực tạm trú dành cho du khách vừa đi du lịch vừa làm việc tại Úc. Với loại visa lao động kết hợp kỳ nghỉ này của Úc, yêu cầu đương đơn nằm trong độ tuổi từ 18-30, thành thạo tiếng anh và có đủ điều kiện tài chính. Visa 462 cho phép đương đơn:

  • Tạm trú lại Úc tối đa 12 tháng tính từ ngày đầu tiên đến Úc với thị thực này
  • Làm việc tại Úc, thường là tối đa sáu tháng với mỗi chủ sử dụng lao động
  • Học các khóa học tối đa bốn tháng
  • Xuất cảnh và nhập cảnh lại Úc nhiều lần lần trong thời gian hiệu lực của thị thực
  • Nộp hồ sơ xin thị thực Lao động Kết hợp Kỳ nghỉ thứ hai hoặc thứ ba. Nếu đã hoàn thành một số công việc cụ thể tại một số địa phương, vùng miền của Úc.

5. Các loại visa Úc diện gia đình

Úc hiện có 3 loại visa dành cho diện gia đình hôn nhân, cụ thể:

5.1 Visa 300 Úc diện đính hôn (Prospective Marriage Visa)

 Là loại thị thực tạm trú dành cho người nộp đơn ở trong hoặc ngoài nước Úc. Cho phép công dân New Zealand đủ điều kiện/ công dân Úc/ thường trú dân Úc được bảo lãnh hôn phu/ hôn thê của mình đến Úc để kết hôn. Visa 300 cho phép:

  • Được du lịch Úc.
  • Được tự do đi lại trong và ngoài nước Úc.
  • Bạn được quyền làm việc tại Úc.
  • Được bảo lãnh người thân của mình nếu đủ điều kiện.

5.2 Visa 820 Úc diện kết hôn (Partner Visa – subclass 820)

Là loại visa là loại visa tạm trú dành cho người thuộc diện kết hôn. Để có được loại visa này, yêu cầu có mối quan hệ vợ chồng hoặc như vợ chồng phải từ 1 năm trở lên. Hơn nữa, người nộp đơn phải ở trong nước Úc tại thời điểm nộp đơn. Visa 820 cho phép:

  • Được làm việc và học tập ở Úc trong thời gian chờ visa Úc 801
  • Được tự do xuất, nhập cảnh Úc trong thời hạn của visa
  • Được tham gia chương trình học 510 giờ tiếng Anh miễn phí
  • Được hưởng chương trình chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội của Úc
  • Được thêm người nộp đơn phụ nếu người đó thỏa được các yêu cầu của Bộ Di trú Úc

5.3 Nhóm visa bảo lãnh cha mẹ của Úc (Parent Visa)

Là loại visa cư trú tạm trú và thường trú dành cho những người có ít nhất một nửa số con cái định cư tại Úc hoặc có nhiều con cái định cư ở Úc hơn các nước khác. Loại visa này được chia làm nhiều dạng khác nhau nhau cụ thể:

  • Visa 103 Úc (Parent Visa) – Loại thị thực bảo lãnh cha mẹ không đóng tiền bảo trợ.
  • Visa 173 Úc (Contributory Parent Visa) – Loại thị thực để cha mẹ ở nước ngoài đoàn tụ với con cái là thường trú nhân/ công dân Úc hoặc công dân New Zealand đủ điều kiện.
  • Visa 143 Úc (Contributory Parent Visa) – Là thị thực bảo lãnh cha mẹ định cư Úc theo diện đóng tiền. Cho phép sống ở Úc với con cháu lâu dài như một thường trú nhân hay công dân Úc.
  • Visa 864 Úc (Contributory Aged Parent visa) – tương tự với loại 143 cũng là thị thực bảo lãnh cha mẹ diện đóng tiền.Song visa 864 có yêu cầu về độ tuổi của người nộp đơn.

Trên đây là thông tin tổng hợp về các loại visa Úc phổ biến nhất hiện nay được cập nhật liên tục. Để rõ hơn về từng loại visa Úc theo đúng nhu cầu nhập cảnh của bạn. Vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua hotline 1900 66540906 736 788 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí nhanh chóng nhất.

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Nhiều khách hàng gặp rắc rối khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nhân đây, công ty Nhị Gia sẽ giúp khách hàng chỉ nhận biết 7 lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài thường gặp.

Tìm hiểu giấy phép lao động là gì?

Điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài chính là hiểu đúng về giấy phép lao động là gì. Theo quy định, người nước ngoài làm việc trên 3 tháng tại Việt Nam thì bắt buộc phải có giấy phép lao động.

Giấy phép lao động hay tiếng Anh là work permit là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động nước ngoài. Cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.

Không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nếu người lào động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính, kèm theo hình phạt bổ sung đối với đơn vị thuê người nước ngoài là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 – 3 tháng tùy theo mức độ vi phạm.

Ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Mẫu giấy phép lao động (mặt trong)

Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu?

Theo quy định mới nhất tại Bộ Luật Lao động năm 2019, thời hạn giấy phép lao động tối đa là 02 năm. Trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.

Với trường hợp cấp lại giấy phép lao động sẽ bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại

Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?

Bạn cần đặc biệt lưu ý về hồ sơ khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
  • Giấy khám sức khỏe
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1
  • 02 hình 4cm x6cm
  • Hộ chiếu của người nước ngoài
  • Bằng cấp, giấy xác nhận kinh nghiệm
  • Một số giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Với loại giấy tờ của nước ngoài thì cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng theo quy định.

Xem thêm: Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài như thế nào?

Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động ở đâu?

Trên mỗi tỉnh thành đều có cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Một trong các cơ quan sau:

  • Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
  • Ban Quản lý khu công nghiệp/ khu kinh tế/ khu chế xuất
  • Ban Quản lý khu công nghệ cao

Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp tại nộp hồ sơ tại Sở. Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, chế xuất thì nộp tại Ban đó.

Giấy phép lao động hết hạn phải làm sao?

Theo Nghị định 152/2020 có hiệu lực từ ngày 15/02/2021 thì giấy phép lao động cần được gia hạn ít nhất 05 ngày trước ngày hết hạn, nhưng không quá 45 ngày. Gia hạn giấy phép lao động chỉ được 1 lần duy nhất và thời hạn là 2 năm.

Với trường hợp giấy phép lao động hư hỏng hoặc thay đổi thông tin trong giấy phép lao động thì cần được cấp lại giấy phép lao động.

Lệ phí xin giấy phép lao động bao nhiêu?

Theo quy định, llệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Tùy từng địa phương mà mức lệ phí làm giấy phép lao động sẽ khác nhau. Theo đó mức phí cấp mới sẽ dao động trong khoảng từ 400.000 – 1.000.000 đồng Việt Nam; cấp lại giấy phép lao động sẽ giao động trong mức từ 300.000 – 800.000 đồng Việt Nam.

Tuy nhiên đây chỉ là mức lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước. Khi làm thủ tục hồ sơ sẽ gồm nhiều chi phí phát sinh kèm theo.

Trên đây là toàn bộ 7 lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Bạn cần tìm hiểu thêm về giấy phép lao động hoặc báo giá dịch vụ làm giấy phép lao động, vui lòng liên hệ 1900 6654 hoặc info@nhigia.vn.

Hơn 15 năm kinh nghiệm và là chuyên gia trong lĩnh vực, Nhị Gia sẽ hỗ trợ trọn gói – hiệu quả – nhanh chóng.


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Hiện nay, có rất nhiều bạn cần làm thủ tục hồ sơ liên quan đến người nước ngoài như xin công văn nhập cảnh, visa Việt Nam, gia hạn visa, làm thẻ tạm trú, giấy phép lao động, giấy kết hôn… nhưng không biết địa chỉ Cục xuất nhập cảnh ở đâu? Nhân đây, Công ty Nhị Gia xin cung cấp thông tin địa chỉ của hai cục xuất nhập cảnh tại Hà Nội và TP HCM.

Thông tin địa chỉ Cục xuất nhập cảnh TPHCM

Cục xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công An hiện đang đặt tại thủ đô Hà Nội và TP HCM. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ có Phòng xuất nhập cảnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến xuất nhập cảnh cho người nước ngoài và người Việt Nam.

Địa chỉ Cục xuất nhập cảnh tại TPHCM: 

Địa chỉ: số 333-335-337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM

Số điện thoại: (028) 3920 1701

Giờ làm việc:

Thứ 2 đến thứ 6:     7h30 – 4h30

Thứ 7:                      8h30 – 10h30

CN + ngày lễ nghỉ.

Ngoài ra, Phòng quản lý xuất nhập cảnh công an TP Hồ Chí Minh tại số 196 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 6, Quận 3.

Thông tin địa chỉ Cục xuất nhập cảnh tại Hà Nội

Còn tại Hà Nội, địa chỉ Cục xuất nhập cảnh tại: Số 44 – 46 Trần Phú, quận Ba Đình, TP Hà Nội.

Điện thoại: 02438257941

Giờ làm việc:

Thứ 2 đến thứ 6:     7h30 – 4h30

Thứ 7:                      8h30 – 10h30

CN + ngày lễ nghỉ.

Ngoài ra, còn có Phòng xuất nhập cảnh:

  • Địa chỉ phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội cơ sở 1:  Số 44 Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
  • Địa chỉ phòng quản lý xuất nhập cảnh Hà Nội cơ sở 2: Số 6 đường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội.

Trên đây là toàn bộ địa chỉ Cục xuất nhập cảnh tại Hà Nội và TPHCM. Nếu bạn muốn sử dụng các dụng vụ liên quan tới người nước ngoài và xin visa cho người Việt Nam, hãy liên hệ cho Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654 hoặc gửi tin nhắn qua info@nhigia.vn.


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.