Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những loại giấy tờ bắt buộc đương đơn phải có trong nhiều loại hồ sơ khác nhau. Chẳng hạn như công chứng viên, luật sư; nhận con nuôi; định cư nước ngoài;làm việc tại nước ngoài;…  Song có tận 2 loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2, trong trường hợp nào thì cần số 1 trường hợp nào thì cần số 2. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 khác nhau ở đâu? Hãy cùng visa Nhị Gia tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Lý lịch tư pháp được định nghĩa tại  Khoản 1 Điều 2, Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 như sau: “Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.”  

Cụ thể, đây là loại giấy tờ được dùng để chứng minh bản thân đương đơn có bị án tích hay không.

Những đối tượng nào được quyền yêu cầu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp?

  1. Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam. Có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp để sử dụng cho công việc mục đích của mình.
  2. Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
  3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp. Với mục đích phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

 Bảng so sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2

Do có đến 2 loại phiếu lý lịch tư pháp, vì thế rất nhiều người không biết lý lịch tư pháp số 2 khác gì số 1? Để làm rõ hơn về phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 khác nhau ở những điểm nào. Nhị Gia đã thực hiện bảng so sánh thông tin, mục đích giữa hai loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 trong bảng sau:

 Bảng so sánh phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2

BẢNG SO SÁNH PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP SỐ 1 VÀ 2
Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Đối tượng Theo quy định của Luật lý lịch tư pháp, phiếu lý lịch tư pháp số 1 được cấp cho những đối tượng sau:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam
  • Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho:

  • Cá nhân
  • Cơ quan tiến hành tố tụng
Mục đích sử dụng Trường hợp là công dân Việt, người nước ngoài: sử dụng với mục đích phục vụ nhu cầu đời sống thông thường. Chẳng hạn như làm hồ sơ xin việc, làm giấy phép lao động,…

Trường hợp là cơ quan nhà nước,tổ chức CT-XH: sử dụng với mục đích phục vụ cho công tác quản lý nhân sự, các hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Cấp cho cá nhân – sử dụng với mục đích biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng – sử dụng với mục đích phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử

Nội dung ghi trên phiếu lý lịch tư pháp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 sẽ có các nội dung sau:

1. Các thông tin cơ bản về người yêu cầu cấp.

2. Tại phần án tích sẽ chỉ ghi có án tích hoặc không có án tích. Cụ thể:

  • Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích. Thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;
  • Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;
  • Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc. Được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. 

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 sẽ có các nội dung sau:

1. Các thông tin cơ bản về người được/yêu cầu cấp.

2. Tại phần án tích sẽ chỉ ghi có án tích hoặc không có án tích. Cụ thể:

  • Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”.
  • Đối với người đã bị kết án thì phiếu số 2 sẽ ghi nhận đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án. Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã là thông tin không bắt buộc, được ghi theo yêu cầu của người yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp. (Đối với phiếu số 2 bắt buộc sẽ phải điền thông tin này)

Ủy quyền cho người thực hiện thủ tục Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1. Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2, cá nhân bắt buộc phải là người trực tiếp thực hiện thủ tục.

Thủ tục làm phiếu lý lịch tư pháp số 1 và 2 có điểm gì khác nhau không?

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 1

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp. (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)
  • Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

Nộp hồ sơ:

  • Đối với Công dân Việt Nam – nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú/tạm trú. Trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh.
  • Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Đối với phiếu lý lịch tư pháp số 2

Cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Thì gửi văn bản yêu cầu đến Sở Tư pháp – nơi người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thường trú hoặc tạm trú.

Đối với cá nhân có nhu cầu làm phiếu lý lịch tư pháp số 2. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp (Mẫu số 03/2013/TT-LLTP nếu tự xin hoặc Mẫu 04/2013/TT-LLTP nếu ủy quyền xin)
  • Bản photo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
  • Bản photo sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú

Nộp hồ sơ:

  • Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Sẽ gửi hồ sơ yêu cầu đến Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
  • Trong trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua điện thoại, fax,…

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng – tiết kiệm toàn quốc

Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng - tiết kiệm toàn quốc

So với các loại thủ tục hồ sơ khác, thủ tục làm lý lịch tư pháp không quá phức tạp. Song nhiều trường hợp người nước ngoài hoặc kiều bào ở nước ngoài không thể thực hiện trực tiếp. Điều này cần đến việc sử dụng dịch vụ làm phiếu lý lịch tư pháp. Để có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ. Công ty Nhị Gia cung cấp giải pháp làm lý lịch tư pháp số 1 và 2 nhanh chóng – tiết kiệm tại TPHCM và toàn quốc.

 

Đối với người nước ngoài cần làm giấy phép lao động khi muốn làm việc tại Việt Nam. Để làm được GPLĐ, phiếu lý lịch tư pháp là một trong những loại hồ sơ không thể thiếu. Ngoài hỗ trợ làm lý lịch tư pháp, Nhị Gia còn cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động trọn gói cho người nước ngoài.

Bất cứ câu hỏi nào về thủ tục làm lý lịch tư pháp số 1 và 2, cũng như gói dịch vụ. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 1900 66540906 736 788. Chuyên viên tư vấn sẽ hỗ trợ trả lời tận tình!

Xem thêm các bài viết khác:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc là điều kiện bắt buộc để người Hàn có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam trên 3 tháng. Trừ trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định. Vậy thủ tục hồ sơ xin giấy phép lao động cho người lao động Hàn như thế nào?

Điều kiện để cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc

Để được xét duyệt xin cấp giấy phép lao động cho người Hàn Quốc thì cần phải đáp ứng những điều kiện như:

  • Người Hàn Quốc phải đủ từ 18 tuổi trở lên;
  • Có sức khỏe đáp ứng với điều kiện của công việc;
  • Không vi phạm pháp luật hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Việt Nam và nước ngoài;
  • Có văn bản chấp thuận sử dụng người lao động Hàn Quốc tại Việt Nam;
  • Ngoài ra với từng vị trí công việc, công dân Hàn Quốc phải cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh bằng cấp, năng lực, kinh nghiệm.

Thủ tục hồ sơ xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc

Rất nhiều khách hàng gặp khó khăn khi xử lý thủ tục hồ sơ xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc. Do đó, hãy theo dõi những nội dung sau đây để nắm bắt kiến thức cơ bản khi làm hồ sơ.

Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người Hàn

01 bộ hồ sơ xin giấy phép lao động cho lao động người Hàn Quốc gồm có:

  • Mẫu đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động đã được điền đầy đủ thông tin.
  • Giấy khám sức khỏe tại bệnh viện được chỉ định tại Việt Nam.
  • Lý lịch tư pháp số 1 hoặc lý lịch tư pháp của Hàn Quốc. Xem thêm: Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
  • Văn bản chấp thuận việc sử dụng người Hàn.
  • Bằng cấp, kinh nghiệm của người Hàn phù hợp với yêu cầu công việc
  • 02 ảnh 4x6cm chụp nền trắng, không đeo kính, và ảnh chụp không quá 6 tháng.
  • Bản sao hộ chiếu của người Hàn.
  • Một số giấy tờ từ công ty mời, bảo lãnh người Hàn làm việc.

Với những loại giấy tờ trên nếu được cấp tại Hàn Quốc thì phải hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi giải quyết hồ sơ hãy liên hệ 1900 6564 để được hỗ trợ nhanh.

Quy trình xin giấy phép lao động cho người Hàn

Làm giấy phép lao động cho người Hàn Quốc phải trải qua 2 bước qua trọng:

Bước 1: Xin Văn bản chấp thuận việc sử dụng người Hàn. Trước tiên, công ty mời, bảo lãnh người Hàn cần chuẩn bị hồ sơ giải trình về việc sử dụng người Hàn vào làm việc tại Việt Nam cho cơ quan có thẩm quyền.

Thời gian giải quyền khoảng 10 ngày làm việc.

Bước 2: Sau khi đã được chấp thuận ở bước 1. Thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho cơ quan có thẩm quyền. Nếu được chấp thuận thì khoảng 5 – 7 ngày sẽ có kết quả, nếu không được chấp thuận thì cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ nêu rõ lý do.

Lệ phí giấy phép lao động cho người Hàn Quốc

Về lệ phí xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc phụ thuộc vào tỉnh, thành giải quyết hồ sơ. Theo quy định, mỗi tỉnh thành sẽ có mức lệ phí đóng khác nhau. Ví dụ ở Hà Nội là 400.000 đồng, TP HCM là 600.000 đồng hay Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương, Tây Ninh đều là 600.000 đồng.

Lưu ý, đây chỉ là lệ phí nhà nước xin giấy phép lao động. Ngoài ra, trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, bạn cần phải tốn thêm các chi phí khác.

Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc

Bạn đang gặp khó khăn khi tự xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc hay không có thời gian để thực hiện, hãy nhanh chóng liên hệ với Công ty Nhị Gia. Với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực và là chuyên gia trong dịch vụ làm giấy phép lao động cho người Hàn, chúng tôi cam kết về tỷ lệ thành công bộ hồ sơ của bạn.

Trọn gói dịch vụ sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như thời gian làm hồ sơ. Đặc biệt, với những trường hợp hồ sơ đặc biệt, chúng tôi sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp và giảm bớt chi phí nhất cho quý khách. Ngoài ra, khách hàng ở khắp các tỉnh thành, Nhị Gia đề có thể hỗ trợ và gửi trả kết quả tận nơi.

Hãy liên hệ ngay 1900 6654 hoặc info@nhigia.vn để được tư vấn thêm về dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép lao động cho người Hàn Quốc.


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 1 là một trong những loại giấy tờ quan trọng để xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Loại giấy tờ này chứng minh người được nêu có án tích hoặc không có án tích hay các quyết định xử phạt của Tòa án. Dựa vào lý lịch tư pháp cơ quan có thẩm quyền biết được án tích của người nên và xét cấp giấy phép lao động.

Tại sao phải xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động?

Lý lịch tư pháp có 2 loại gồm lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2. Tuy nhiên, đẻ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài thì cần phải lý lịch tư pháp số 1. Vậy lý do cần có lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động?

Một trong những điều kiện bắt buộc để người nước ngoài được cấp giấy phép lao động là không vi phạm pháp luật tại nước ngoài và tại Việt Nam. Thông qua lý lịch tư pháp số 1 thì Cơ quan xét duyệt xin giấy phép lao động biết được người nước ngoài có phạm pháp tại Việt Nam hay nước ngoài hay không.

Công dân nước ngoài cũng có thể xin giấy chứng nhận không có án tích tại nước ngoài nhưng cần phải được hợp pháp hóa, dịch thuật và công chứng.

Phiếu lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động cho người nước ngoài khi xin việc làm tại Việt Nam cấp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động

Chuẩn bị hồ sơ xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động gồm các giấy tờ sau:

  1. Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  2. Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương với hộ chiếu;
  3. Giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú hoặc giấy xác nhận của cơ. quan có thẩm quyền về nơi cư trú

Đối với trường hợp người nước ngoài ủy quyền cho người khác làm thì cần có thêm:

  1. BVăn bản ủy quyền theo quy định pháp luật đã được công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật;
  2. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc passport của người nhận ủy quyền.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thì nộp hồ sơ tại Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi người nước ngoài đang tạm trú. Trường hợp lý lịch tư pháp vì mục đích khác và người nước ngoài đã từng cư trú tại Việt Nam thì nơi xét duyệt hồ sơ là Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp.

Xem thêm: Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Thời gian xét duyệt làm lý lịch tư pháp xin giấy phép lao động là khoảng 15 ngày làm việc, không kể các ngày nghỉ, lễ. Lệ phí nhà nước cấp Phiếu lý lịch tư pháp (200.000 đồng/lần/người).

Dịch vụ xin lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động

Tuy hồ sơ xin lý lịch tư pháp số 1 cho người nước ngoài làm giấy phép lao động không quá phức tạp nhưng người tự thực hiện thường gặp khó khăn khi làm việc với cơ quan nhà nước và các thủ tục hành chính rườm rà. Ngoài ra, khi bạn cần lý lịch tư pháp gấp thì việc tự túc đi xin không phải là phương án tốt. Thay vào đó bạn có thể sử dụng dịch vụ của công ty Nhị Gia.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm, Nhị Gia cam kết hỗ trợ bạn làm lý lịch tư pháp nhanh chóng để xin giấy phép lao động. Chi phí tiết kiệm cùng với thủ tục hồ sơ đơn giản giúp bạn giảm bớt những gánh nặng khi làm việc với các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhị Gia còn cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động trọn gói cho người nước ngoài, đã bao gồm dịch vụ lý lịch tư pháp số 1. Thực tế xin giấy phép lao động cho người nước ngoài không phải là thủ tục đơn giản và có thể thực hiện nhanh chóng. Là chuyên gia trong lĩnh vực giấy phép lao động cho người nước ngoài, tự tin mang tới giải pháp hoàn hảo cho khách hàng.

Cam kết tỷ lệ hồ sơ đạt ở mức cao nhất, mức chi phí phù hợp với từng trường hợp hồ sơ và cam kết tính bảo mật thông tin. Hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 6654 hoặc email info@nhigia.vn để biết chi tiết về dịch vụ lý lịch tư pháp làm giấy phép lao động và dịch vụ giấy phép lao động trọn gói – nhanh chóng – tiết kiệm cho bạn!


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Hợp pháp hóa lãnh sự hay hợp thức hóa lãnh sự (Consular legalization) là việc chứng thực các loại giấy tờ nước ngoài được phép sử dụng tại Việt Nam thông qua các con dấu, chữ kí, chức danh trên các loại giấy tờ đó. Đây là bước cực kỳ quan trọng, bắt buộc phải có khi làm các thủ tục hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, đăng kí kinh doanh hay đăng kí kết hôn… Vậy để hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài thì phải làm như thế nào?

> Xem thêm: Kinh nghiệm xin giấy phép lao động cho người nước ngoài uy tín

Tại sao phải hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài?

Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế và phát triển xã hội, Việt Nam đang mở rộng giao lưu với tất cả các quốc gia  trên thế giới. Do đó, số lượng người nước ngoài tới Việt Nam làm việc, đầu tư, sinh sống, kết hôn, học tập và làm việc cũng dần tăng lên nhanh chóng.

Để thuận tiện trong việc quản lý kinh tế, xã hội, nhà nước Việt Nam ra quy định hợp pháp hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ cần thiết mang yếu tố nước ngoài như:

  • Bằng cấp đại học, cao đẳng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc;
  • Giấy khai sinh, giấy kết hôn, giấy chứng nhận độc thân…

Ngoài trừ những nước đã có thỏa thuận với Việt Nam, một số loại giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Trong đó hợp pháp hóa bằng cấp cho người nước ngoài ngày càng nhiều bởi số lượng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tăng nhanh chóng.

Thủ tục hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài

Hồ sơ để hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài khá đơn giản, gồm:

  • Tờ khai chứng nhận hợp pháp hóa, chứng nhận lãnh sự đã được điền đầy đủ thông tin;
  • Hộ chiếu của người nước ngoài;
  • Các loại giấy tờ bằng cấp, tài liệu cần hợp pháp hóa.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp

Về cơ quan nhà nước xét duyệt hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho công dân nước ngoài tại:

– Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao):

Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội

Thời gian nộp và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy, trừ các ngày lễ, Tết.

– Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao).

Địa chỉ: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian nộp và nhận kết trả: các ngày làm việc trong .tuần và sáng thứ Bảy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.

– Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

Thời gian giải quyết hồ sơ là từ 1 – 14 ngày tùy thuộc vào số lượng giấy tờ cần hợp pháp hóa và một số lí do khác.

Công ty dịch vụ hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp

Trường hợp khách hàng gặp khó khăn khi làm thủ tục hồ sơ hoặc không có thời gian đi lại và xếp hàng chờ đợi tại Cơ quan Ngoại giao, hãy để Nhị Gia giúp bạn hợp pháp hợp lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài nhanh chóng, tiết kiệm.

  • Thủ tục hồ sơ đơn giản, quy trình khép kín đảm bảo về thời gian nhanh chóng;
  • Đảm bảo tính chính xác và đúng yêu cầu khách hàng;
  • Luôn bảo mật thông tin khách hàng và công ty bảo lãnh;
  • Hỗ trợ dịch vụ đến tất cả các tỉnh thành, giao nhận tận nơi;
  • Tư vấn miễn phí thêm các dịch vụ lý lịch tư pháp, visa Việt Nam, bằng lái xe…, đội ngũ chuyên viên tận tâm và nhiệt tình.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thủ tục hồ sơ cho người nước ngoài, chúng tôi sẽ trợ giúp khách hàng đầy đủ các thủ tục hợp pháp lãnh sự bằng cấp, giấy tờ. Hãy liên hệ ngay 1900 6654 hoặc info@nhigia.vn để được tư vấn kịp thời.


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



Công ty Nhị Gia giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trong bài viết này. Phiếu lý lịch tư pháp là án tích có hoặc không, cấm hoặc không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập doanh nghiệp…

Loại giấy tờ này không thể thiếu trong các thủ tục hồ sơ hành chính tại Việt Nam. Có 2 loại lý lịch tư pháp: Lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2. Được cấp cho người nước ngoài và người Việt Nam:

  • Cấp cho người nước ngoài đang hoặc đã ở Việt Nam;
  • Cấp cho người Việt Nam đang ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài.

Mẫu giấy lý lịch tư pháp số 1 và số 2 cho người nước ngoài

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 1 cho người nước ngoài

Lý lịch tư pháp số 1 cấp cho người nước ngoài. người Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức có yêu cầu nhằm phục vụ công tác quản lý nhân sự, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hoạt động đăng ký kinh doanh. Phiếu này thường dùng cho người nước ngoài trong trường hợp xin giấy phép lao động, bổ sung vào hồ sơ xin việc…

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 1 cho khách nước ngoài – Chuẩn bị hồ sơ xin cấp gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp;
  • Bản sao hộ chiếu;
  • Bản sao hoặc giấy chứng nhận thường trú/tạm trú của cơ quan công an.

Với người nước ngoài đang ở Việt Nam sẽ được Sở tư pháp giải quyết hồ sơ, trường hợp xin lý lịch tư pháp cho người nước noài đã từng ở Việt Nam thì sẽ được Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia xét duyệt hồ sơ.

  • Sở tư pháp Hà Nội ở đâu? – Số 221 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
  • Sở tư pháp TP HCM ở đâu? –  Số143 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Sở tư pháp Đà Nẵng ở đâu? –  Số 16 Bạch Đằng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 2 cho người nước ngoài

Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng (như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) phục vụ công tác điều tra, xét xử hoặc cấp cho cá nhân để họ biết được nội dung lý lịch tư pháp của bản thân. Đặc biệt, lý lịch tư pháp số 2 cho người nước ngoài để bổ sung trong hồ sơ định cư, xin visa hôn phu/thê hoặc hồ sơ nhận con nuôi…

Kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp số 2 cho khách nước ngoài – Hồ sơ xin cấp lý lịch tư pháp số 2 cũng tương tự như hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 gồm:

  • Tờ khai yêu cầu cấp giấy lý lịch tư pháp;
  • Bản sao hộ chiếu người nước ngoài;
  • Giấy chứng nhận thường trú/tạm trú của cơ quan công an.

Lệ phí cấp lý lịch tư pháp không kể người Việt Nam hay người nước ngoài đều 200.000đ/lần/người. Muốn nhận từ 3 phiếu trở lên sẽ nộp thêm 5.0000đ/phiếu.

Thời gian xét duyệt hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài là trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp là người nước ngoài đã cư trú ở nhiều nơi thời gian sẽ kéo dài hơn, nhưng không quá 15 ngày.

Cách xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Nhị Gia hỗ trợ xin lý lịch tư pháp cho người nước ngoài 3 – 7 ngày

Với những kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp cho người nước ngoài trên, không ít khách hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi tự mình chuẩn bị hồ sơ xin cấp. Với kinh nghiệm 15 năm trong lĩnh vực thủ tục hồ sơ cho người nước ngoài, Nhị Gia cung cấp dịch vụ lý lịch tư pháp nhanh chóng chỉ từ 3 – 7 ngày nhanh chóng và uy tín.

Tại sao nên chọn chúng tôi?

  • Hỗ trơ được tất cả các trường hợp hồ sơ đặc biệt
  • Cam kết đầu ra thời gian và kết quả cho khách hàng
  • Chi phí dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường
  • Hỗ trợ được tất cả người nước ngoài trên khắp các tỉnh thành
  • Giao nhận kết quả tận tay và bảo mật thông tin khách hàng.
  • Tư vấn miễn phí về thủ tục xin giấy phép lao động, thẻ tạm trú, gia hạn visa…

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua 1900 6654 hoặc info@nhigia.vn để được tư vấn miễn phí. Với những kinh nghiệm làm lý lịch tư pháp, Nhị Gia hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Hoặc gọi ngay cho chúng tôi để được giải quyết vấn đề nhanh chóng!

Xem thêm tin tức:


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.



 

Lý lịch tư pháp – khái niệm chắc chắn nhiều bạn còn mơ hồ về cụm từ này. Khi nào thì cần, dùng vào việc gì, làm ở đâu. Đọc bài viết dưới đây để rõ hơn

Lý lịch tư pháp giữ vai trò quan trọng khi làm các giấy tờ, thủ tục như xin việc, giấy phép lao động, quy trình  giải quyết thủ tục về visa hay quốc tịch. Vì vậy mọi người nên biết lý lịch tư pháp để tránh những tốn kém tiền bạc, chi phí, thời gian vào việc chuẩn bị giấy tờ. 

Lý lịch tư pháp là gì? Tại sao cần làm thủ tục lý lịch tư pháp?

 

Trước hết bạn cần hiểu lý lịch tư pháp là gì. Theo điều 2 khoản 1 bộ luật Lý lịch tư pháp 2009 là “lý lịch về án tích của người bị kết án của Tòa Án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa Án tuyên bố phá sản.”

Hiểu một cách đơn giản lý lịch tư pháp là tài liệu do Sở Tư pháp hoặc trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp. Trên tài liệu cung cấp các thông tin để chứng minh một người có hay không có án tích, bản án, các quyết định xử phạt của Tòa Án. 

Tùy theo mục đích sử dụng, cơ quan tiếp nhận hồ sơ mà bạn xin lý lịch tư pháp mẫu 1 hoặc mẫu 2 với mục đích như làm hồ sơ xin việc, định cư, du học, xin giấy phép lao đọng cho người nước ngoài.

Lý do bạn nên cần làm thủ tục lý lịch tư pháp là giấy tờ chứng minh được bạn chưa có tiền án, tiền sự do Sở Tư Pháp xác nhận. Chẳng hạn bạn là người đang kinh doanh, nếu bạn có phiếu lý lịch tư pháp  đồng nghĩa với việc bạn sẽ tạo niềm tin tưởng hơn cho khách hàng. Đồng thời nâng cao hình ảnh đẹp đến tới đối tác, khách hàng của bạn.

Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài
Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

Có bao nhiêu loại lý lịch tư pháp?

 

Lý lịch tư pháp có 2 loại phiếu số 1 và phiếu số 2 như sau:

  • Lý lịch tư pháp số 1 là gì

Để hiểu lý lịch tư pháp số 1 là gì thì bạn có thể hiểu đây là loại phiếu cấp cho cá nhân hoặc cơ quan tổ chức có liên quan. Có nghĩa là lý lịch tư pháp số 1 sẽ cấp theo yêu cầu của công dân Việt Nam, lý lịch tư pháp cho người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam. Hoặc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh… Thêm nữa, lý lịch tư pháp số 1 dùng cho công dân Việt Nam nếu từng có án tích nhưng đã xóa án thì trên giấy này sẽ không hiện án tích đã xóa.

  • Dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 2

Là loại phiếu cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng như công an, viện kiểm sát và tòa án hoặc theo yêu cầu của cá nhân để người đó nắm được nội dung về lý lịch tư pháp của mình. Lý lịch tư pháp số 2 còn được hiểu là giấy dùng cho công dân Việt Nam nếu muốn đi nước ngoài, nếu từng có án tích nhưng đã xóa án thì trên giấy này vẫn hiển thị án tích. Dưới đây là một hình ảnh cụ thể minh họa dịch vụ làm lý lịch tư pháp số 2 tại Nhị Gia:

Phiếu lí lịch tư pháp số 2
Phiếu lí lịch tư pháp số 2

Lý lịch tư pháp làm ở đâu, chi phí bao nhiêu?

Nhị Gia là đơn vị có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lý lịch tư pháp, giải quyết thành công 20.000 bộ hồ sơ cho mọi đối tượng: người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài; Việt Kiều; người nước ngoài và người Việt Nam đang ở trong nước. Do đó Nhị Gia tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ làm lý lịch tư pháp hcm  đơn giản, nhanh chóng, uy tín và tiết kiệm nhất cho khách hàng. Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ gồm bản sao y chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân và ảnh thẻ. Thời gian khoảng 10 – 15 ngày làm việc. Chúng tôi sẽ thay mặt bạn chuẩn bị hồ sơ, nộp và nhận kết quả gửi trả tận tay khách hàng, bạn chỉ cần ngồi ở nhà và chờ nhận kết quả mà không phải khó khăn về thời gian đi lại, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ. 
Trên đây là nội dung giải đáp về lý lịch tư pháp như khái niệm, các loại phiếu lý lịch tư pháp, địa chỉ cung cấp dịch vụ lý lịch tư pháp uy tín tại TPHCM. Mọi thông tin cụ thể hơn nữa, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6654 hoặc truy cập website https://nhigia.vn để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn tốt nhất.


Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.