Nhiều khách hàng gặp rắc rối khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Nhân đây, công ty Nhị Gia sẽ giúp khách hàng chỉ nhận biết 7 lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài thường gặp.
Tìm hiểu giấy phép lao động là gì?
Điều đầu tiên bạn cần phải lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài chính là hiểu đúng về giấy phép lao động là gì. Theo quy định, người nước ngoài làm việc trên 3 tháng tại Việt Nam thì bắt buộc phải có giấy phép lao động.
Giấy phép lao động hay tiếng Anh là work permit là loại giấy tờ do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cấp cho người lao động nước ngoài. Cho phép người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam, đồng thời, quyền và nghĩa vụ của họ được pháp luật Việt Nam bảo vệ theo luật lao động.
Không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?
Nếu người lào động nước ngoài làm việc không có giấy phép lao động thì sẽ bị xử phạt hành chính, kèm theo hình phạt bổ sung đối với đơn vị thuê người nước ngoài là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 – 3 tháng tùy theo mức độ vi phạm.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể sẽ bị trục xuất về nước theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động.
Mẫu giấy phép lao động (mặt trong)
Giấy phép lao động có thời hạn bao lâu?
Theo quy định mới nhất tại Bộ Luật Lao động năm 2019, thời hạn giấy phép lao động tối đa là 02 năm. Trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Với trường hợp cấp lại giấy phép lao động sẽ bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại
Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm những gì?
Bạn cần đặc biệt lưu ý về hồ sơ khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. 1 bộ hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động
- Giấy khám sức khỏe
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1
- 02 hình 4cm x6cm
- Hộ chiếu của người nước ngoài
- Bằng cấp, giấy xác nhận kinh nghiệm
- Một số giấy tờ khác tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Với loại giấy tờ của nước ngoài thì cần được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật và công chứng theo quy định.
Xem thêm: Hợp pháp hóa lãnh sự bằng cấp cho người nước ngoài như thế nào?
Nộp hồ sơ xin giấy phép lao động ở đâu?
Trên mỗi tỉnh thành đều có cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Một trong các cơ quan sau:
- Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
- Ban Quản lý khu công nghiệp/ khu kinh tế/ khu chế xuất
- Ban Quản lý khu công nghệ cao
Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất thì nộp tại nộp hồ sơ tại Sở. Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, chế xuất thì nộp tại Ban đó.
Giấy phép lao động hết hạn phải làm sao?
Theo Nghị định 152/2020 có hiệu lực từ ngày 15/02/2021 thì giấy phép lao động cần được gia hạn ít nhất 05 ngày trước ngày hết hạn, nhưng không quá 45 ngày. Gia hạn giấy phép lao động chỉ được 1 lần duy nhất và thời hạn là 2 năm.
Với trường hợp giấy phép lao động hư hỏng hoặc thay đổi thông tin trong giấy phép lao động thì cần được cấp lại giấy phép lao động.
Lệ phí xin giấy phép lao động bao nhiêu?
Theo quy định, llệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam vừa thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Tài chính vừa thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Tùy từng địa phương mà mức lệ phí làm giấy phép lao động sẽ khác nhau. Theo đó mức phí cấp mới sẽ dao động trong khoảng từ 400.000 – 1.000.000 đồng Việt Nam; cấp lại giấy phép lao động sẽ giao động trong mức từ 300.000 – 800.000 đồng Việt Nam.
Tuy nhiên đây chỉ là mức lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước. Khi làm thủ tục hồ sơ sẽ gồm nhiều chi phí phát sinh kèm theo.
Trên đây là toàn bộ 7 lưu ý khi xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Bạn cần tìm hiểu thêm về giấy phép lao động hoặc báo giá dịch vụ làm giấy phép lao động, vui lòng liên hệ 1900 6654 hoặc info@nhigia.vn.
Hơn 15 năm kinh nghiệm và là chuyên gia trong lĩnh vực, Nhị Gia sẽ hỗ trợ trọn gói – hiệu quả – nhanh chóng.
Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.