- Hộ chiếu là gì?
- Hộ chiếu sử dụng ra sao?
- Có mấy loại hộ chiếu được cấp ở Việt Nam?
- Và làm hộ chiếu như thế nào?
Đó là các câu hỏi thường được nhiều người tìm kiếm. Nay visa Nhị Gia xin giải đáp những thắc mắc này qua bài viết sau. Nếu sau khi đọc xong bài Quý khách có điều nào chưa rõ xin vui lòng liên hệ Nhị Gia qua số Hotline 1900 6654 để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu (tiếng anh gọi là Passport) là một loại giấy tờ dưới dạng cuốn sổ được chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của mình. Trên hộ chiếu bao gồm các thông tin cá nhân của người được cấp như: họ tên, nơi cư trú, ngày tháng năm sinh, ảnh thẻ, chữ ký mẫu, quốc tịch, ngày cấp và ngày hết hạn của hộ chiếu cùng một số thông tin nhận dạng cá nhân khác.
Hộ chiếu Việt Nam gồm 48 trang và hai trang bìa có ghi chú. Các thông tin nhận dạng có trên hộ chiếu gồm:
- Loại (hộ chiếu)
- Mã số (quốc gia)
- Số hộ chiếu
- Họ và tên
- Quốc tịch
- Ngày sinh
- Nơi sinh
- Giới tính
- Số chứng minh nhân dân
- Ngày cấp
- Có giá trị đến
- Nơi cấp (Cục Quản lý xuất nhập cảnh)
- Dòng mã để máy đọc
Hiện tại nước ngoài đã cấp hộ chiếu điện tử. Ở Việt Nam thì chưa có.
Hộ chiếu điện tử nó khác hộ chiếu bình thường như thế nào?
Về cơ bản hình thức nó cũng gần giống như hộ chiếu bình thường chỉ khác một chỗ là trên bìa của hộ chiếu điện tử có gắn một con chip lưu giữ các thông tin cá nhân bao gồm tiểu sử và các đặc điểm nhận dạng. Lúc đó, người ta chỉ cần quét con chip để kiểm tra thông tin không cần phải xem thủ công bằng mắt như hiện nay.
Hộ chiếu sử dụng ra sao?
Công dụng chính của hộ chiếu dùng để xác nhận thông tin của người được cấp (một chứng minh nhân dân thứ 2) là Giấy phép được quyền xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam không cần thị thực. Giúp các cơ quan chức năng biết mình là ai và từ đâu đến.
Chú ý: Không phải cứ có hộ chiếu là Quý khách sẽ có được quyền xuất cảnh khỏi Việt Nam, nhập cảnh, quá cảnh qua nước khác. Mà hộ chiếu chỉ là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có để được xuất nhập cảnh khỏi Việt Nam. Nếu Quý khách đang có lệnh cấm xuất cảnh, hay vướng các tố tụng pháp luật thì dù có hộ chiếu cũng không đi đâu được vì tên của Quý khách đã nằm trong danh sách cấm xuất cảnh. Chừng nào lệnh cấm được bãi bỏ thì Quý khách mới có quyền xuất cảnh.
Ví dụ về cách sử dụng hộ chiếu
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng coi Tây Du Ký rồi đúng không? Trước khi lên đường thỉnh kinh, vua Đường đã trao cho Đường Tăng các vật dụng, trong đó có 1 cuốn sổ màu vàng. Mỗi khi đi qua một nước nào đều phải gặp vua nước đó xin đóng dấu để được nhập cảnh.
Và khi qua Tây Lương Nữ Quốc, Đường Tăng đã gặp khó khăn vì Nữ Vương không đóng dấu và không chịu trả lại quyển “hộ chiếu”, điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ không thể rời khỏi vùng đất này và cũng không được vào lãnh thổ của quốc gia khác.
Hộ chiếu cũng giống như cuốn sổ vàng đó. Nếu Quý khách đi qua nước nào giấy tờ đầy đủ, nhân viên hải quan sẽ đóng dấu vào hộ chiếu của Quý khách. Do đó khi xem hộ chiếu của ai đó càng nhiều dấu, chứng tỏ họ đã đi nhiều nơi. Còn không có dấu nào thì là họ chưa đi đâu hoặc do đây là hộ chiếu mới.
Có mấy loại hộ chiếu được cấp ở Việt Nam?
Ở Việt Nam, có 3 loại hộ chiếu là hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao.
Trong đó:
Hộ chiếu phổ thông
Là loại hộ chiếu phổ biến nhất, được cấp cho tất cả công dân Việt Nam trừ các trường hợp được quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
- Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
- Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
- Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.
Thời hạn của hộ chiếu phổ thông
Hộ chiếu phổ thông này có thời hạn là 10 năm đối với người lớn, 5 năm với trẻ em dưới 14 tuổi và không được gia hạn.
Trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu phổ thông của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
Nghĩa là:
Nếu cha mẹ làm riêng không có con cái dưới 9 tuổi chung hộ chiếu thì thời hạn là 10 năm.
Còn nếu cha mẹ làm có con cái dưới 9 tuổi chung hộ chiếu thì thời hạn là 5 năm.
Hộ chiếu công vụ và hộ chiếu ngoại giao
2 hộ chiếu này phục vụ cho các cán bộ, cơ quan tổ chức chính phủ. Khi có nhu cầu sử dụng sẽ được cấp theo thủ tục và quy trình riêng. Quý khách không cần quan tâm loại hộ chiếu này vì chẳng thể tự làm được khi thiếu các hồ sơ, văn bản liên quan.
Và làm hộ chiếu như thế nào?
Đáng lẽ còn phần hướng dẫn làm hộ chiếu như thế nào nhưng do bài viết quá dài nên Nhị Gia sẽ viết bài hướng dẫn thủ tục và quy trình làm hộ chiếu riêng. Bài viết hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, Mong Quý khách theo dõi qua đường dẫn sau.
Cách làm hộ chiếu tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cách làm hộ chiếu tại thành phố Hà Nội.
Cách làm hộ chiếu các tỉnh khác.
Bài viết có tham khảo từ các nguồn:
Hộ chiếu Việt Nam của wikipedia.org
Nghị định Số: 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ của chinhphu.vn
Và một số hình ảnh, tư liệu từ nguồn khác.
Mọi vấn đề bản quyền vui lòng liên hệ bộ phận truyền thông của Công ty Nhị Gia qua email: marketing@nhigia.vn
Lưu ý, tất cả những thông tin tổng quan nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Quý vị nên tìm hiểu rõ hoặc yêu cầu nhận sự tư vấn từ các tổ chức, cá nhân có nghiệp vụ chuyên môn trước khi thực hiện. Mọi thắc mắc về dịch vụ, vui lòng liên hệ tổng đài 19006654 của Nhị Gia để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.